• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Một số vấn đề về công tác an toàn vệ sinh lao động

Ngày đăng

Công tác An toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ) là một chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là điều có tính nhân văn sâu sắc vì nó hướng đến con người, bảo vệ con người được làm việc và sống trong môi trường lao động tốt nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Trong suốt quá trình phát triển của đất nước từ khi giành độc lập đến nay, công tác ATLĐ, VSLĐ luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Văn bản có tính pháp lý đầu tiên về công tác này là sắc lệnh số 29/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/3/1947. Từ đó đến nay đã có rất nhiều chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được ban hành, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đượcTNLĐ, BNN qua các thời kỳ, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy định khá cụ thể, chi tiết và thực sự tạo bước chuyển biến đáng kể về công tác ATLĐ, VSLĐ như Pháp lệnh Bảo hộ lao động ngày 10/9/1991, Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ Luật lao động 2002, 2004, 2006 và Bộ Luật lao động 2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.

Đến nay, các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho công tác này những bước tiến quan trọng, hàng loạt các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc gia về ATLĐ, VSLĐ được ban hành làm cơ sở để xây dựng các quy trình làm việc bảo đảm an toàn. Từ năm 2006 đến nay, Chính phủ đã ban hành Chương trình Quốc gia về BHLĐ giai đoạn 2006-2010, Chương trình Quốc gia về ATLĐ, VSLĐ 2011-2015 với nhiều mục tiêu đã góp phần quan trọng trong việc làm giảm tần suất TNLĐ, làm chuyển biến nhận thức về công tác ATLĐ, VSLĐ ở các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và đông đảo người dân, người lao động trong phạm vi cả nước.


Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của đất nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đã làm cho công tác ATLĐ, VSLĐ chưa theo kịp với sự phát triển và bộc lộ những hạn chế cần phải được thay đổi. Chính sách hội nhập và thu hút đầu tư đã kéo theo sự phát triển nhanh về khoa học, kỹ thuật; nhiều công nghệ sản xuất mới được hình thành hoặc thiết bị mới được du nhập; sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã làm gia tăng các nguy cơ về ATLĐ, VSLĐ cả về phạm vi, tính chất, mức độ tác động, số vụ TNLĐ xảy ra vẫn ở mức độ cao, trong đó có nhiều vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến công tác ATLĐ, VSLĐ trong thời gian qua, song những hạn chế, tồn tại hiện nay về công tác ATLĐ, VSLĐ, nhất là tại các địa phương, doanh nghiệp không dễ khắc phục trong một sớm một chiều. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về công tác ATLĐ, VSLĐ và nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì hậu quả của nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập và phát triển bền vững.



Trong các văn bản pháp luật về ATLĐ, VSLĐ mới được ban hành gần đây, những hạn chế tồn tại của công tác ATLĐ, VSLĐ từng bước được khắc phục; trong đó những điểm đổi mới nổi bật là tăng cường công tác xã hội hóa làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc đầu tư cho công tác ATLĐ, VSLĐ; tăng cường cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng ban hành chế tài mạnh hơn để góp phần đưa những quy định của pháp luật vào cuộc sống.

Luật An toàn, vệ sinh lao động dự kiến trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới sẽ là chuẩn mực pháp lý cơ bản để thực hiện tốt hơn và khắc phục  những hạn chế, tồn tại hiện nay trong công tác ATLĐ, VSLĐ; trong đó mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn, vệ sinh lao động không chỉ đối với khu vực có quan hệ lao động mà còn tới khu vực không có quan hệ lao động hiện chiếm khoảng 70% lực lượng lao động hiện nay. Song cùng với đó cần phải tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ tới cơ sở; xâỵ dựng và củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành về ATLĐ,VSLĐ bảo đảm về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể và tránh chồng chéo; từng bước giảm dần sự đầu tư của Nhà nước mà thay vào đó là tăng cường công tác xã hội hóa để huy động được các nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các thành phần xã hội được tham gia các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực ATLĐ, VSLD.


 Một nhiệm vụ nữa hết sức quan trọng là các cấp công đoàn cần tích cực phối hợp với chuyên môn tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động và cả người sử dụng lao động, xem công tác an toàn, vệ sinh lao động như là công cụ quan trọng cần thiết trong quá trình tiến hành lao động để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của bản thân và tài sản của doanh nghiệp, xã hội như chủ đề Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ- PCCN lần thứ 17/2015 “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội”.

Hưng Diệu

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top